Đăng nhập
HỢP TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM – HÀN QUỐC
HỢP TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
VIỆT NAM – HÀN QUỐC (*)
T.S Lê Đăng Hoan
Quan hệ ngoại giao Việt Nam- Hàn Quốc được thiết lập chính thức từ năm 1992. Trong 23 năm qua hợp tác giữa hai nước đã không ngừng phát triển và trở thành một hình mẫu thành công trong nhiều lĩnh vực.
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đã được bắt đầu từ năm 2000, khi hai nước có hiệp định khung về hợp tác bảo vệ môi trường và tổ chức hội nghị hợp tác môi trường hàng năm giũa bộ trưởng hai nước.
Tuy nhiên nếu so với các lĩnh vực khác, thì hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vẫn chưa tận dụng được tiềm năng của mỗi nước.
I/ Thành quả và thực trạng hợp tác về môi trường giữa Việt Nam và Hàn Quốc (2000-2013)
I-1/ Các lĩnh vực hợp tác:
Bộ trưởng môi trường hai nước đã ký Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) vào năm 2000, sau đó đã nâng cấp thành hiệp định hợp tác vào tháng 4.2011. Từ đó các lĩnh vực hai bên hợp tác trong bảo vệ môi trường theo từng thời kỳ bao gồm:
*2000: Thành phố sinh thái, phục hồi sinh thái
Điều tra bảo tồn sinh thái cộng đồng, trao đổi và đào tạo nhân lực về môi trường
*2002: Quản lý rác thải
*2004: Liên tục thúc đẩy sản xuất tiêu dùng
Mở rộng phổ biến kiến thức
Tổ chức hội nghị thường niên các bộ trưởng môi trường
Tổ chức các buổi hội nghị chuyên đề về kỹ thuật môi trường
*2005: Quản lý rác thải, giám sát chất ô nhiễm
*2006: Hệ thống tự động đo mức độ ô nhiễm không khí
Trao đổi nhân lực, thiết lập kế hoạch tổng thể để tham gia triển lãm môi trường, thực hiện nghiên cứu chung
*2008: Quản lý an toàn nguồn nước uống ở Việt nam
Thiết lập mạng thông tin về môi trường giữa 2 nước Hàn - Việt
Xây dựng mối quan hệ hợp tác về khí hậu Đông Á
*2009: Hợp tác chung về phát triển cây xanh và cải thiện chất lượng nguồn nước của Việt Nam
* 2011: Tăng cường hợp tác trên lĩnh vực thời tiết, đối phó với biến đổi khí hậu, phát triển cây xanh
Thành lập trung tâm hợp tác về môi trường Hàn Việt
Thành lập trung tâm giáo dục về môi trường (ODA)
I-2/ Các dự án cụ thể:
- Trao đổi thông tin: kế hoạch tổng hợp về bảo vệ môi trường Việt Nam (2007-2008)
Cùng hợp tác để lập kế hoạch tổng hợp về bảo vệ môi trường Việt Nam
- Lập kế hoạch tổng hợp bảo vệ môi trường của từng địa phương
- Nghiên cứu cơ bản theo dõi không khí khu vực Bắc bộ
- Tìm hiểu, quản lý, xử lý chất thải rắn tại Đồng Nai
- Nghiên cứu cơ bản việc quản lý rác thải có hại
- Hỗ trợ điều tra tính khả thi của dự án về môi trường (2008-2011)
- Thực hiện xử lý rác thải tại Hồ Chí Minh
- Thực hiện lắp đặt máy thu bụi tại nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn
- Thực hiện quản lý chất lượng nước tại Bình Dương
- Lắp hệ thống xử lý nước thải tại Mỹ Tho
- Thành lập khu công nghiệp xử lý chất thải tại Long An
- Lắp hệ thống xử lý nước thải tại Tân An
- Tìm hiểu hợp tác chung và liên kết vốn ODA (2008-2011).
Sau năm 2008 thực hiện vốn ODA môi trường: 6 dự án (11.480.000 $)
Phát triển hệ thống chuyển giao điện tử quản lý về rác thải có hại tại Việt Nam
- Trao đổi kỹ thuật: thực hiện những nghiên cứu chung mang tính quốc tế (2004-2011)
Hợp tác chung phát triển kỹ thuật về môi trường: 4 dự án
- Phát triển kỹ thuật xử lý nước thải (2 dự án)
- Phát triển máy phát điện khí sinh học (1 dự án)
- Phát triển công nghệ không rò rỉ ,không xả thải tại các bãi chôn lấp rác sử dụng cho vành đai thực vật (1 cái)
- Đẩy mạnh trao đổi nhân lực và mời các chuyên gia đào tạo về môi trường Việt Nam
- Viện nghiên cứu công nghệ môi trường Hàn Quốc thiết lập mạng đào tạo, có 54 chuyên gia về môi trường của Việt Nam tham gia (2003-2011)
Viện phát triển nhân lực môi trường quốc gia có chương trình đào tạo, có 3 công chức việt nam tham gia làm việc tại Hàn quốc và mời sang đào tạo tại Hàn Quốc 38 người (2010-2011)
- Xây dựng diễn đàn môi trường và cơ sở giao lưu hợp tác về môi trường
- Học hội Đanh giá tác động Môi trường Hàn Quốc và Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác và đã tổ chức 4 lần Hội thảo về Đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược tại Việt Nam.
- Tổ chức diễn đàn hợp tác môi trường giữa 2 nước Hàn Việt: Tổ chức diễn đàn lần thứ 4 về vấn đề rác thải, biến đổi khí hậu, ô nhiễm đất
- Tổ chức hội đàm các dự án về môi trường Việt Nam
Tổ chức thuyết trình về dự án hợp tác môi trường giữa các doanh nghiệp tư nhân và các cơ quan hai nước Hàn Việt.
- Hợp tác chung và tham gia dự án cải thiện môi trường tại Việt nam
- Xây dựng hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải tại Bình Dương:
Tăng cơ hội hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực xử lý nước thải với sự tham gia của các doanh nghiệp Hàn Quốc (tháng 3 năm 2011)
- Trên cơ sở tập huấn về nhân lực đã thành lập trung tâm đào tạo môi trường Việt nam
II/ Phương hướng thúc đẩy hợp tác về môi trường giữa Hàn Quốc và Việt Nam
Lĩnh vực hợp tác trọng tâm về môi trường giữa hai quốc gia Việt Nam – Hàn quốc (đến năm 2020)
1. Lĩnh vực phục hồi đất
- Phục hồi đất bị nhiễm dioxin tại các tỉnh của Việt Nam
- Phục hồi nguồn nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm
2.Quản lý chất thải
- Lập hệ thống quản lý chất thải có hại, chất thải công nghiệp, chất thải rắn của thành phố
- Phân loại và xử lý chất thải rắn
- Tạo một thị trường tái sử dụng và tái sử dụng chất thải
- Hệ thống quản lý bãi chôn lấp và sử dụng năng lượng từ rác thải
3. Xử lý nước thải và cung cấp nước sạch
- Cung cấp nước sạch để uống
- Tăng cường cung cấp nước sử dụng (nước sử dụng cho gia đình, công nghiệp)
- Nâng cao thiết bị xử lý chất thải công nghiệp và sinh hoạt
- Lắp thiết bị xử lý nước thải trong khu công nghiệp
4. Không ngừng phát triển khả năng đối phó với biến đổi khí hậu
- Lập hệ thống đối phó với biến đổi khí hậu như thiên tai, ngập úng
- Lập hệ thống hạ tầng giao thông sạch đối phó với biến đổi khí hậu
- Nhập công nghệ và sản xuất sạch để tiết kiệm năng lượng
- Xây dựng các khu công nghiệp với kiến trúc thân thiện môi trường
- Tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái sinh mới
5. Hỗ trợ phát triển kỹ thuật và giáo dục về công nghiệp xanh, hỗ trợ phát triển diện tích xanh thông qua việc phổ cập các sản phẩm thân thiện môi trường
- Hỗ trợ phát triển công nghệ môi trường Hàn Quốc
- Đẩy mạnh tính cạnh tranh và giáo dục công nghiệp môi trường Hàn Quốc
- Phổ cập sản phẩm xanh
- Kinh doanh xanh và sử dụng tín dụng xanh
III/ Nhận xét chung:
Nhìn chung trong thời gian qua, Bộ Môi trường Hàn Quốc cũng như Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã có đánh giá việc thực hiện kế hoạch hợp tác hàng năm và đưa ra kế hoạch cho năm sau, cho nên hợp tác về môi trường hai nước đã đi vào khuôn khổ.
Tuy nhiên những dự án hợp tác cho đến nay chủ yếu lập quy hoạch, nghiên cứu khả thi, cung cấp mua săm thiết bị mà tài chính chủ yếu dựa vào ODA hay vốn vay ưu đãi của một số ngân hàng Hàn Quốc, các dự án đầu tư (FDI)về môi trường hầu như chưa có. Nguyên nhân chính có thể là đầu tư vào môi trường ở Việt Nam chưa sinh lợi do cơ chế giá cả chưa theo cơ chế thị trường, cơ sở hạ tầng cho các công trình xử lý môi trường chưa đáp ứng để sử dụng công nghệ tiên tiến, việc thu gom chất thải chưa hợp lý, chưa tập trung v.v. cho nên các nhà đầu tư, nhất là các doanh nghiệp môi trường Hàn Quốc chưa thực sự muốn đàu tư vào lĩnh vực xử lý môi trưởng ở Việt Nam.
Hiện nay khi luật bảo vệ Môi trường Việt Nam đang có những cải tiến và việc bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển kinh tế ở Việt nam đang được thực chiện theo khu vực và thế giới, thì việc hợp tác bảo vệ môi trường với Hàn Quốc chắc chắn sẽ chuyển sang một bước phát triển mới, và các công ty Môi trường Hàn Quốc cũng đang quan tâm để đầu tư các dự án sinh lợi tại Việt Nam, nhất là các dự án xử lý chất thải rắn sử dụng tổng hợp như là một nguyên liệu; dự án xử lý nước cấp, nước thải cho vùng kinh tế trọng điểm; các dự án về năng lượng mới, tái sinh từ sức gió, mặt trời...
Hiện nay đang có 2 cơ quan đại diện cho Bộ Môi trường Hàn Quốc đang làm việc tại Việt nam để thúc đẩy các dự án hợp tác môi trường giữa hai nước, đưa các doanh nghiệp Môi trường Hàn Quốc vào thị trường Việt Nam. Đó là Trung tâm Hợp tác Môi trường Việt Nam - Hàn Quốc và Văn phòng Đại diên của Tổng công ty Môi trường Hàn Quốc (KECO) tại Việt Nam. Cả hai cơ quan này đều đóng tại Hà Nội.
Môi trường Nông nghiệp nông thôn Việt Nam là một lĩnh vực mới đối vời các nhà môi trường Hàn Quốc. Hy vọng cuộc hội thảo về “Đánh giá tác động môi trường nông thôn” sẽ diễn ra vào tháng 8 năm 2015 do Học hội Đánh giá tác động Môi trường Hàn Quốc, Hội bảo vệ thiên nhiên Môi trường Việt Nam và Viên Nghiên cứu môi trường nông nghiệp Nông thôn với đồng tổ chức của tỉnh Nghệ An sẽ đóng góp quan trọng và mở ra một trang mới cho hợp tác bảo vệ Môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn giữa hai nước.
(*) Nguồn tư liệu được lấy từ Trung tâm hợp tác môi trường Việt Nam - Hàn Quốc
Tin tức mới
Rừng phòng hộ đầu nguồn phòng chống lũ lụt và góp phần ứng phó biến đổi khí hậu
Xây dựng hệ thống rừng phòng hộ ở Việt Nam đã có hệ thống văn bản chủ trương chính sách, kỹ thuật, từng thời gian có bổ sung sửa đổi nhưng còn nhiều vấn đề cần được cập nhật
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
Nông thôn Việt Nam ở mỗi vùng miền có những đặc trưng khác nhau về điều kiện tự nhiên nên sự phát triển kinh tế xã hội cũng có nhiều đặc trưng và định hướng khác nhau, khoảng 70% dân số cả nước tập chung sinh sống
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
Trong những năm qua, nền kinh tế của cả nước đã có những bước phát triển hết sức quan trọng, cùng với sự gia tăng dân số và thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng lên, thì kèm theo đó là các sức ép lên tài nguyên thiên và môi trường cũng ngày một gia
HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN BỀN VỮNG
Sản xuất nông nghiệp là một hoạt động tổng thể và toàn diện của con người. Vì vậy, cần thiết phải đặt cây trồng, vật nuôi là các đối tượng chính của nông nghiệp trong mối quan hệ giữa chúng với môi trường và giữa chúng với nhau
NITRAT TRONG RAU, CỦ ...
Nitrat là một ion dinh dưỡng chứa nitơ rất cần thiết cho cây trồng, nhưng không có ý nghĩa với con người. Đối với rau củ quả lại thường hấp thu và tích luỹ nitrat trong cơ thể. Rau quả là thực phẩm giàu vitamin
VỀ VỚI ĐỒNG RUỘNG
Viện Nghiên cứu Môi trường Nông nghiệp Nông thôn được tạo lập bởi các nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực Môi trường và Nông nghiệp Nông thôn. Là một tổ chức hoạt động khoa học công nghệ phi lợi nhuận, cùng đồng lòng đem n
-
29/04/2024 Tìm đối tác tiêu thụ phân bón hữu cơ và Chế phẩm vi sinh
-
24/10/2023 GIỚI THIỆU CHUNG
-
05/10/2023 Thông báo tên miền không phải của viện IEAC
-
05/10/2023 Công ty TNHH Hồng Ngọc trở thành thành viên IEAC
-
16/07/2023 Tìm đại lý tiêu thụ Thịt bò
-
07/02/2018 HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN BỀN VỮNG
-
07/02/2018 NITRAT TRONG RAU, CỦ ...
-
07/02/2018 Rừng phòng hộ đầu nguồn phòng chống lũ lụt và góp phần ứng phó biến đổi khí hậu
-
07/02/2018 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI NÔNG THÔN VÀ CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ CƠ BẢN
-
07/02/2018 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN